0
28 Feb 2022
Đảo Hòn Sơn tại Phú Quốc

10 Địa điểm tổ chức teambuilding tại Phú Quốc

Với lợi thế là vẻ đẹp trời phú do thiên nhiên ban tăng, nơi đây luôn thu hút đông đảo lượt khách du lịch đến hằng năm. Và với vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, Phú Quốc trở thành địa điểm lý tưởng để tổ chức team building cho doanh nghiệp. Hôm nay, Eventus – đơn vị 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chụp ảnh sự kiện Phú Quốc gợi ý cho bạn 10 địa điểm bạn nên tổ chức team building nhé. 

Bãi sao

Địa chỉ: Thị trấn An Thới cách thị trấn Đông Dương 28km theo hướng Đông Nam

Bãi Sao Phú Quốc

Bạn đã bao giờ nghe đến bãi sao nức tiếng tại Phú Quốc chưa? Bãi Sao có bờ biển thoải hình lưỡi liềm bao quanh bởi nhiều mỏm đá, vách đá. Với lợi thế là vẻ đẹp thiên nhiên, cùng với bãi cát vàng trải dài, đây hứa hẹn sẽ là địa điểm vô cùng tuyệt vời cho bạn tổ chức một chuyến đi team building với đồng nghiệp của bạn đó. Bên cạnh đó, thời tiết ở Bãi Sao vô cùng thích hợp cho các hoạt động ngoài trời với cái nắng đẹp, không quá gay gắt, gây khó chịu cho bạn. Hơn nữa, nước biển gần bờ không quá sâu, bãi biển vô cùng sạch nên đây sẽ là địa điểm bạn nên “note” lại nhé. 

Bãi Sao

Bãi Dài

Bãi dài là địa điểm được nhiều tổ chức du lịch bình chọn trong top 15 bãi biển hoang sơ đẹp nhất của thế giới. Nghe tới đây, bạn đã hình dung ra bãi biển này sẽ hợp với chuyên team building của mình chưa nào? Với vẻ đẹp hoang sơ, chiều dài bãi biển 15 km, đường bờ biển ôm trọn từ Cửa Cạn đến Mũi Gành Dầu, nơi đây thích hợp để các doanh nghiệp hay tập đoàn tổ chức các chuyến đi team building. 

Bãi Dài Phú Quốc

Bãi biển khá rộng, nước biển màu xanh ngọc bích đặc trưng, sát biển là rừng ngập mặn lâu năm, với những đặc điểm như vậy đã nói lên sự hoang sơ nơi đây. Nếu bạn muốn sự yên tĩnh, riêng tư để có thể giao lưu, trò chuyện với nhau hoặc tổ chức các hoạt động ngoài trời như bóng chuyền, bóng nước, kéo co, đua thuyền,… thì nơi đây ắt hẳn là địa điểm vô cùng lý tưởng đấy nhé. 

Bãi Dài tại Phú Quốc

Bãi Trường

Địa chỉ: Xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang

Bãi Trường Phú Quốc

Nổi tiếng là bãi biển dài nhất Phú Quốc với độ dài khoảng 20km, vẻ đẹp nơi đây sẽ khiến bạn nao lòng. Bãi biển chạy dài, các bãi biển nhỏ nối với nhau bằng ghềnh đá, đây cũng là bờ biển dài và đẹp nhất của Phú Quốc. Bãi biển dài nhưng không rộng quá rộng, phù hợp với nhóm team building từ 20 đến 30 người. Bãi Trường được lựa chọn làm địa điểm du lịch trung tâm của Phú Quốc, vì vậy mà nơi đây không thiếu những dịch vụ vui chơi giải trí. Nếu bạn muốn tổ chức team building ở đây thì bạn nên đi xa một chút, sẽ ít người và vui chơi cũng thoải mái hơn. 

Bãi Vòng

Địa chỉ: thuộc phía Nam xã Hàm Ninh trên bờ biển phía Đông

Bãi Vòng là khu du lịch mới tại Phú Quốc, Nơi đây nổi bật với bãi tắm hình vòng cung cùng với rừng nguyên sinh rậm rạp. Vì là khu du lịch mới nên bãi tắm còn khá hoang sơ và chưa được khai thác nhiều. Bạn cũng nên lưu ý vì không gian bãi biển ở đây không quá rộng, nên sẽ phù hợp với nhóm team building nhỏ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chọn những đoạn bãi biển sạch, ít đá dăm để có những trải nghiệm thú vị nhất ở đây. 

Bãi Thơm

Địa chỉ: Làng Bãi Thơm cách thị trấn Dương đông 35km

Biển Bãi Thơm dài khoảng 2km, tuy nhiên ở đây nước biển khá nông, lại có nhiều đá ngầm, không phù hợp để tắm biển. Thay vào đó, bạn có thể có những các hoạt đồng ngoài trời như lặn ngắm san hô, kéo lưới, đánh bắt hải sản,… Và cũng giống như Bãi Vòng, không giang biển ở đây cũng không quá rộng, vì vậy sẽ phù hợp với các nhóm team building nhỏ. Các bạn có thể đến Bãi Thơm vừa tổ chức hoạt động giao lưu cũng như vừa có thể nghỉ dưỡng, giải tỏa sau những ngày làm việc mệt mỏi. 

Bãi Thơm tại Phú Quốc

Bãi Vùng Bầu

Địa chỉ: giữa bãi Ông Lang và Bãi Dài

Vùng Bầu Phú Quốc

Bãi Vùng Bầu nổi bật với hình lưỡi liềm, nằm trọn trong lòng biển xanh tuyệt đẹp. Với vẻ đẹp thiên nhiên trời phú, nơi đây sẽ là địa điểm tuyệt vời cho chuyến đi team building của bạn đó. Bãi Vùng Bầu khá phù hợp với nhóm team building từ 10 đến 30 người do nơi đây khá nhỏ, không gian lại có hạn, bãi biển lại không quá rộng. Bạn cũng nên lưu ý chơi gần bờ  bởi bờ biển dốc, sóng biển cũng mạnh nên an toàn nhất bạn chỉ nên tận hưởng nơi đây trên bờ thôi nhé.

Đảo Hòn Sơn

Địa chỉ: Xã Lại Sơn, tỉnh Kiên Giang

Đảo Hòn Sơn Phú Quốc

Đảo Hòn Sơn là địa điểm nhiều bạn lựa chọn để check-in cũng như là địa điểm phù hợp để tổ chức chuyến đi team building với đồng nghiệp của mình. Hòn Sơn có nước biển màu xanh ngọc bích nên thơ nên họa, khi hoàng hôn buông xuống bãi đá bên bờ biển Bãi Bàng khiến cho khung cảnh tại đảo rất đẹp, bạn có thể ngồi tâm sự, trò chuyện cũng như đốt lửa trại để gia tăng tình đoàn kết. 

Đảo Hòn Sơn tại Phú Quốc

Famiana Resort and spa resort

Famiana Resort and spa resort

Nơi đây còn gây ấn tượng với bờ biển xanh ngọc đặc trưng cùng dải cát dài trắng mịn. Bên cạnh đó, Famiana Resort còn gây án tượng với du khách bởi cảnh hoàng hôn vùng lãng mạn. Resort cách trung tâm và sân bây Phú Quốc chỉ 4km nên việc di chuyên diễn ra hết sức thuận tiện. Với những đặc điểm nổi bật, khu du lịch nghỉ dưỡng Resort Famiana Phú Quốc là điểm đến tuyệt vời cho bữa tiệc team building và gala dinner của bạn. 

Đảo Ngọc Hòn Thơm

Hòn Thơm  nằm ở phía nam đảo Phú Quốc, Kiến Giang. Nơi đây được mệnh danh là viên ngọc quý của quần đảo này. Với vẻ đẹp hoang sợ, bãi cát trắng mịn, nước biển trong veo màu ngọc bích, rất thích hợp để bạn có thể tổ chức chuyến đi team building với doanh nghiệp của bạn. Đến với Hòn Thơm, bạn có thể tham gia các hoạt động ngoài trời như lặn, ngắm san hô,… Đây cũng là nơi có san hô được đánh giá đẹp bậc nhất ở nước ta. 

Đảo Ngọc Hòn Thơm

 Biển đảo An Thới

Đến với vùng biển An Thới, bạn sẽ vô cùng choáng ngợp trước vẻ đẹp kỳ thú cũng như vẻ hoang sơ ở nơi đây. Với hệ thống sinh thái biển đa dạng, nơi đây chắc hẳn sẽ là địa điểm lý tưởng cho bạn đến trải nghiệm cùng với những người bạn, người đồng nghiệp của mình phải không nào? Đặc biệt, nơi đây còn có những dải san hô được xếp vào hàng Top tại Việt Nam về độ phong phú, sẽ khiến cho trải nghiệm của bạn tuyệt vời hơn đó. 

 Biển đảo An Thới

Trên đây là bài viết tổng hợp những địa điểm tổ chức team building tại Phú Quốc do Eventus tổng hợp. Mong rằng với bài viết trên, bạn sẽ có cho mình một chuyến đi team building vô cùng đáng nhớ trên hòn đảo xinh đẹp này. 

28 Feb 2022
Kích thước định dạng RAW và JPEG

Tìm hiểu sự khác biệt RAW và JPEG? Định dạng nào tốt hơn

RAW và JPEG là những tệp cơ bản mà nhiều bạn ngay cả khi không am hiểu về nhiếp ảnh cũng đã từng tìm hiểu qua. RAW và JPEG trở thành một trong những cuộc tranh cãi không hồi kết trong giới nhiếp ảnh. Vậy mỗi định dạng có những ưu nhược điểm gì, định dạng nào tốt hơn, hãy cùng theo Eventus – đơn vị có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chụp ảnh sự kiện Phú Quốc tìm hiểu nhé. 

So sánh sự khác biệt giữa RAW và JPEG

JPEG hay JPG là một định dạng hình ảnh được nghĩ ra bởi Joint Photographic Experts Group. Nó là một định dạng nén và được giảm bớt dữ liệu, từ đó đem lại cho bạn một hình ảnh có dung lượng nhỏ hơn (không có độ phân giải). Có thể xem đây là những thông tin đã qua xử lý.

Ðịnh dạng RAW chỉ là những bức ảnh thô. Nói một cách chính xác, RAW là các dữ liệu xử lí tối thiểu được chụp bởi camera cảm biến (camera sensor) và chứa thông tin của tất cả các điểm ảnh của các cảm biến. Các tập tin RAW thường rất lớn về dung lượng có khi gấp 4-5 lần của JPEG. Đây là phần thông tin thô sơ,  không chỉnh sửa, không cắt gọt bất cứ gì.

Định dạng RAW và JPEG

Chất lượng ảnh

Như đã nói ở trên, tệp JPEG hoặc JPG là tệp đã rút bớt các dữ liệu, đem lại cho bạn một bản file có dung lượng nhỏ hơn nên làm chất lượng của ảnh giảm đi rất rõ. Có thể không phải ngay lần đầu, nhưng sau nhiều lần chỉnh sửa kĩ thuật số, các hình ảnh sẽ lưu ở dạng JPEG một lần nữa, sự thay đổi sẽ trở nên rõ ràng hơn. 

Định dạng RAW là định dạng thô, vì thế nó không làm giảm đi chất lượng của tập tin. Cho dù bạn lưu và đọc tập RAW bao nhiêu lần đi chăng nữa thì cũng sẽ không có sự thay đổi về chất lượng hình ảnh.

Chất lượng ảnh RAW và JPEG

Kích thước

Vì JPGE là định dạng nén nên kích thước của tệp này nhỏ hơn khi lưu trữ mặc dù ảnh vẫn như cũ. Sử dụng JPEG khi bạn đang ở mức thấp về khả năng lưu trữ.

RAW là định dạng thô, định dạng không nén nên kích thước của tệp này sẽ lớn hơn rất nhiều so với định dạng JPGE. Mỗi tập tin RAW có thể ngốn vài mb dung lượng lưu trữ nên rất nhanh chóng gây đầy bộ nhớ. Bạn nên sử dụng thêm kèm thẻ nhớ có dung lượng lớn để có thể tăng dung lượng lưu trữ khi sử dụng ảnh dạng RAW nhé. 

Kích thước định dạng RAW và JPEG

Xử lý hậu kỳ

Định dạng JPEG thì làm mất đi dữ liệu, giảm chất lượng của hình ảnh nhưng lại có thể được đọc bởi hầu hết các phần mềm chỉnh sửa hình ảnh. Vậy nên, việc hậu xử lý hầu như là không có hoặc có những rất ít.

Định dạng RAW có thể giữ nguyên chất lượng hình ảnh nhưng nó lại phụ thuộc vào nhà sản xuất máy ảnh. Mặc dù định dạng này vẫn có thể tương thích với các phần mềm chỉnh sửa như Photoshop, nhưng để cho ra được bức ảnh RAW tốt nhất, bạn cần phải sử dụng đến một số phần mềm độc quyền khác. 

Sự khác nhau của RAW và JPEG

Tốc độ lưu trữ

Như các bạn cũng đã biết, vì JPEG là định dạng nén, kích thước của tệp ở dạng nhỏ nên tốc độ lưu trữ không có tốn nhiều thời gian của bạn, có thể nói được lưu trữ một cách nhanh chóng. Các bộ đêm máy ảnh (camera buffer) được giải phóng rất nhanh và máy ảnh có thể tiếp tục chụp những bức ảnh tiếp theo trong chế độ chụp liên tục mà không cần thời gian chờ đợi. 

Tập tin RAW có kích thước lớn hơn, vì vậy tệp này cần có thời gian để được ghi vào bộ nhớ. Các bộ đệm máy ảnh bị chiếm trong suốt quá trình này nên nếu bạn chụp ở chế độ liên tục trong dạng RAW thì tỉ lệ khung hình trên mỗi giây sẽ giảm xuống. 

Định dạng RAW và JPEG

Định dạng nào kiểm soát tốt hơn

Định dạng JPEG là những bức ảnh cuối cùng sau khi đã xử lí bên trong máy ảnh. Tệp nay sẽ phù hợp trong quá trình xử lý hậu kỳ nhiều. 

Định dạng RAW là định dạng thô, có nghĩa là bạn hoàn toàn có thể mở nó bằng phần mềm chuyên dụng và bạn có quyền truy cập đến tất cả các điều khiển và các thông số khác nhau. Bạn có thể mở tập tin RAW và điều chỉnh bất kỳ những gì mà bạn không thể làm ngay lúc đó. 

Tổng Kết

Nếu bạn vẫn phân vân mình nên dùng ở định dạng nào thì Eventus xin đưa ra gợi ý: Nếu bạn nghiêm túc về nhiếp ảnh, mong muốn có bức ảnh tốt nhất, bạn nên sử dụng định dạng RAW. Còn nếu bạn chỉ muốn chụp để giải trí với bạn bè, gia đình và không bận tâm đến việc tận dụng khả năng của máy ảnh thì bạn nên sử dụng định dạng JPEG. 

Như vậy, trên đây là toàn bộ thông tin mà Eventus tổng hợp để đưa ra sự so sánh về định dạng RAW VÀ JPEG, mỗi tệp tin đều có những ưu, nhược điểm khác nhau, vậy nên tùy vào mục đích sử dụng của bạn sẽ chọn định dạng sao cho phù hợp với bản thân. Mong rằng với bài viết trên sẽ giúp bạn so sánh sự khác biệt giữa RAW và JPEG

28 Feb 2022
Biểu đồ máy ảnh

4 mẹo giúp bạn nâng cao tay nghề trong ngành nhiếp ảnh

Con đường trở thành một master trong một lĩnh vực nào đó luôn là một chặng đường dài và gặp nhiều khó khăn. Và trong ngành nhiếp ảnh cũng vậy, để trở thành một nhiếp ảnh gia nổi tiếng cần rất nhiều yếu tố xung quanh. Để có thể nâng cao tay nghề trong ngành chơi ảnh, nên cũng nên nắm được một số mẹo giúp bạn thành thạo hơn. Vậy hãy cùng Eventus – đơn vị chuyên lĩnh vực chụp ảnh sự kiện Phú Quốc tìm hiểu 4 mẹo giúp bạn chụp ảnh đẹp hơn nhé. 

4 mẹo giúp bạn nâng cao tay nghề trong ngành nhiếp ảnh

Thoát khỏi chế độ lấy nét tự động

Khi bạn mới tập tành chơi ảnh thì lấy nét tự động sẽ rất hữu ích cho bạn. Bạn có thể tập trung toàn bộ vào các thứ khác như bố cục, khung hình,… Nhưng để nâng cao tay nghề, bạn cũng nên tập tành rời xa khỏi chế độ lấy nét tự động mà làm quen với các chế độ khác như:

-Chế độ ưu tiên khẩu độ (A hoặc Av) cho phép bạn kiểm soát khẩu độ và ISO trong khi máy ảnh kiểm soát tốc độ cửa trập. Đây là một chế độ tuyệt vời để chụp chụp chân dung hoặc các cảnh khác mà bạn muốn kiểm soát độ sâu trường ảnh.

– Chế độ ưu tiên màn trập (S hoặc Tv) cho phép bạn kiểm soát tốc độ cửa trập và ISO trong khi máy ảnh kiểm soát khẩu độ. Chế độ này phù hợp khi bạn muốn kiểm soát cách chuyển động xuất hiện trong ảnh.

– Chế độ chương trình (P) cho phép bạn đặt ISO và máy ảnh đặt khẩu độ và tốc độ cửa trập cho bạn. Điều này có phù hợp trong điều kiện ánh sáng khó khăn mà bạn muốn có ISO cao (trong ánh sáng yếu) hoặc ISO thấp (trong ánh sáng chói).

Chế độ lấy nét tự động trên máy ảnh

Làm quen với các chế độ này là một cách tốt nhất để bạn có thể tự mình nâng cao tay nghề và bạn sẽ có những kinh nghiệm như phải tự mình kiểm soát tất cả các cài đặt phơi sáng. Có như vậy, bạn sẽ chắc tay lên theo thời gian đó. 

Làm quen với biểu đồ máy ảnh

Khi là một nhiếp ảnh gia mới bắt đầu, bạn có thể dựa vào màn hình LCD của máy ảnh để xác định xem bức ảnh có được phơi sáng tốt hay không. Vấn đề được nảy sinh khi màn hình LCD hoàn toàn không thể hiện chính xác độ sáng hay tối của ảnh chụp. Vậy nên, để trở thành một nhiếp ảnh gia giỏi, bạn cũng nên làm quen với biểu đồ của máy ảnh.

Biểu đồ máy ảnh

Khi bạn nhìn vào biểu đồ, bạn có thể biết được lý do tại sao biểu đồ lại như vậy, nó cung cấp những thông tin gì và từ đó cần khắc phục những gì ở ảnh của bạn.  

 

Biểu đồ máy ảnh

Sử dụng ánh sáng nhân tạo

Ánh sáng tự nhiên được coi là ánh sáng vàng đối với những ai đam mê chụp ảnh bởi nó tạo ra hiệu ứng rất đẹp. Nhưng cũng chính vì lý do đó mà nhiều người chưa khai thác được sức mạnh của ánh sáng nhân tạo.

Ánh sáng luôn là yếu tố quan trọng trong nhiếp ảnh, vậy nên không có gì là thừa thãi khi bạn có thể hiểu được cách điều khiển ánh sáng nếu bạn muốn trở thành nhiếp ảnh gia giỏi hơn. 

Nhưng khi nhắc đến ánh sáng nhân tạo, bạn đừng nghĩ đến đèn flash nha. Vấn đề lớn nhất của đèn flash đó là khi bật lên nó quá sáng, tạo ra những khoảng bóng tối khắc nghiệt phía sau một đối tượng rất sáng, đó không phải là lựa chọn khôn ngoan. Bạn có thể sử dụng ánh sáng từ đèn ngoài máy ảnh để định hình và kiểm soát ánh sáng. Các màu sắc khác nhau của ánh sáng sẽ tạo nên điểm nhấn thị giác cho bức ảnh đồng thời tách đối tượng ra khỏi môi trường xung quanh. 

Kính lọc phân cực

Kính lọc phân cực

Một trong những cách tốt nhất – và dễ nhất – bạn có thể làm để cải thiện ảnh của mình là bắt đầu sử dụng kính lọc phân cực.

Bạn có thể tham khảo một số tính năng của kính lọc phân cực: 

– Giảm độ chói của các bề mặt phi kim loại như nước, thực vật ẩm ướt và đá, và thậm chí cả da.

– Tăng độ tương phản và độ bão hòa trên bầu trời, làm cho bầu không khí xanh dương sâu hơn và phong phú hơn và những đám mây có màu trắng sáng hơn.

– Giảm thiểu khói mù trong khí quyển, do đó các đặc điểm ở xa có vẻ rõ nét hơn.

Trên đây là tổng hợp của Eventus về các mẹo nâng cao tay nghề trong ngành nhiếp ảnh. Mong rằng thông qua bài viết này, bạn có thể áp dụng được các mẹo vào thực tế để cho ra những bức ảnh chất lượng nhất nhé!

28 Feb 2022
Ảnh chụp giao thông bằng chế độ Buil

Chế độ B trên máy ảnh là gì và có chức năng như thế nào?

Việc làm quen với các ký hiệu cũng như các chế độ khác nhau ở trên máy ảnh. Nhưng bạn đã bao giờ tìm hiểu chữ ‘B” được cài đặt trên máy ảnh chưa? Vậy hôm nay hãy cùng Eventus – đơn vị có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chụp ảnh sự kiện Phú Quốc tìm hiểu về chế độ B trên máy ảnh nhé. 

Chế độ “B” là gì?

“B” là viết tắt của chế độ Bulb trên máy ảnh. Chế độ Bulb cho phép người dùng cài đặt tốc độ màn trập rất chậm để chụp ảnh phơi sáng lâu. Trong tất cả các chế độ khác, độ phơi sáng lâu nhất thường là 30 giây, nhưng trong điều kiện ánh sáng yếu, điều này đôi khi  không đủ để có được một bức ảnh  phơi sáng thích hợp.

Chế độ Buld trên máy ảnh

Ở chế độ B, bạn có thể giữ  màn trập mở trong vài phút hoặc và có thể lên đến hàng giờ. Nó thường được sử dụng với màn trập từ xa vì người dùng phải giữ một ngón tay trên nút chụp trong toàn bộ thời gian phơi sáng của ảnh, dẫn đến rung máy. Bạn nên có một chân máy  chắc chắn để giữ cho máy ảnh luôn bắt được những khoảnh khắc hoàn hảo.

Đối với môi trường ánh sáng ban ngày, bạn cần thêm ND Filter bởi ngay cả khi bạn cài đặt khẩu độ lớn nhất cùng ISO thấp nhất nhưng cảm biến được phơi ra lâu sẽ đưa lượng ánh sáng rất lớn và sẽ làm cháy sáng ảnh của bạn. 

Chế độ B sử dụng trong tình huống nào

Thường thì chế độ này sẽ được nhiều nhiếp ảnh gia dùng trong trường hợp chụp ảnh thiên nhiên như chụp ảnh sét hay những ngôi sao hoặc chụp ảnh pháo hoa. Với chế độ này sẽ thực sự làm ảnh của bạn trở nên sống động hơn đấy. 

Ảnh chụp sét bằng chế độ Buil

Chụp ảnh sét. Chế độ Bulb phù hợp để chụp Lightning vì nó cho phép các nhiếp ảnh gia ngừng phơi sáng nếu cần thiết dựa trên  điều kiện thay đổi mà không bị khóa trong khoảng 30 giây.

Ảnh chụp ngôi sao bằng chế độ Buil

Ảnh chụp các ngôi sao. Khi trái đất quay, các ngôi sao thay đổi vị trí  trên bầu trời. Bằng cách sử dụng chế độ B và phơi sáng trong 20 phút trở lên, bạn có thể chụp những vệt sao tuyệt đẹp vào ban đêm. Những ngôi sao trông giống như  những ngôi sao băng.

Ảnh chụp giao thông bằng chế độ Buil

Ảnh chụp pháo hoa hay chụp giao thông bạn cũng nên dùng chế độ này sẽ tạo ra những bức ảnh ấn tượng khiến bạn bất ngờ đó.

Trên đây là bài viết do Eventus tổng hợp các thông tin về chế độ “B” cho bạn nào chưa biết. Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đã có thể nắm bắt được chế độ “B” trên máy ảnh là gì cũng như cách sử dụng nó sao cho phù hơp.

27 Feb 2022
Ống kính dính bụi bẩn và hơi ẩm

Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả khi lens ống kính bị mờ

Ống kính là thành phần quan trong trong quá trình tạo ra một bức ảnh chất lượng và sắc nét. Tuy nhiên, đôi khi việc này diễn ra không mấy suôn sẻ khi ống kính của bạn gặp một vài vấn đề xung quanh như bị mờ. Vậy nên, hãy cùng Eventus – đơn vị có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chụp ảnh sự kiện Phú Quốc tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục khi lens ống kính bị mờ nhé. 

Nguyên nhân lens bị mờ

Bụi bẩn, hơi ẩm

Bụi bẩn và hơi ẩm luôn là “kẻ thù” truyền kiếp đối với các thiết bị máy ảnh bởi khi bạn sử dụng thiết bị trong một thời gian dài ở trong môi trường nhiều độ ẩm và bụi bẩn, nếu không được vệ sinh kỹ lưỡng thì rất nhiều khả năng ống kinh của bạn sẽ gặp nhiều vấn đề như xước bề mặt thấu kính hay bị mờ do hơi nước đọng lại bên trong. Để hạn chết được điều này, bạn nên thường xuyên vệ sinh cho ống kính. Nếu có bụi bẩn, bạn hãy sử dụng mảnh vải mịn để làm sạch nhé. 

Ống kính dính bụi bẩn và hơi ẩm

Nấm mốc

Điều này rất dễ hiểu và dễ dàng nhận thấy khi bạn sử dụng và bảo quản ống kính của bạn trong một môi trường ẩm ướt. Điều này vô tình tạo nên sự phát triển cho nấm mốc bên trong máy ảnh và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hình ảnh. Để kiểm tra chính xác điều này, bạn hãy cầm ống kính dưới ánh sáng thích hợp và kiểm tra xem tình trạng nấm mốc của ống kính. 

Ống kính máy ảnh bị nấm

Cài đặt sai khẩu độ và ISO

Đây cũng có thể là nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng ảnh bị mờ bên cạnh hai tác nhân trên. Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến hiện tượng này đó là người dùng điều chỉnh sai khẩu độ và ISO. Khẩu độ và ISO là hai yếu tố ảnh hưởng tới độ sâu trường ảnh, độ rõ nét và việc hiện thị nhiễu của hình ảnh. Nếu được cài đặt không phù hợp với loại ảnh bạn định chụp thì rất có thể ống kính sẽ bị hoặc hình ảnh không được sắc nét hoặc mất nét (out nét). 

Cách khắc phục khi lens bị mờ

Vệ sinh ống kính đúng cách

Trong trường hợp ống kính của bạn bị mờ do ngưng tụ hơi nước hay dính bụi bẩn, bạn hãy sử dụng một chiếc khăn mềm lau nhẹ để khắc phục tình trạng này nhé. Bạn cũng nên lưu ý không nên lau với một lực quá mạnh khiến ống kính bị trầy xước. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể vệ sinh ống kính thường xuyên bằng cọ chổi lông mềm hay bóng thổi khí để loại bỏ bụi bẩn. Bạn không nên làm sạch ống kính bằng các chất tẩy rửa mạnh. 

Vệ sinh ống kính

Để hạn chế tối đa trường hợp ống kính bị ngưng tụ nước, bạn nên bảo quản máy ảnh trong một môi trường khô thoáng. Bạn có thể tham khảo tủ đựng chuyên dụng dành cho máy ảnh để máy ảnh trong một môi trường tốt nhất, tránh gặp các tình trạng trên. 

Cài đặt chế độ lấy nét đúng cách

Một ống kính được thiết kế có thể phù hợp với nhiều thiết bị máy ảnh khác nhau. Vậy nên, để tránh trường hợp ảnh bị mờ, bạn nên điều chỉnh ống kính theo cách thủ công để tính năng lấy nét tự động hoạt động hiệu quả hơn.

Cài đặt chế độ lấy nét

Đối với mỗi một đối tượng khác nhau bạn cũng cần cài đặt các chế độ lấy nét khác nhau. Ví dụ, khi muốn lấy nét các đối tượng theo ý muốn của bản thân, bạn cần phải lấy nét thủ công. Ngoài ra, khi bạn muốn lấy nét đối tượng chuyển động, bạn nên lựa chọn chế độ lấy nét liên tục để máy ảnh có thể bắt trọn từng khoảnh khắc trong khung hình. 

Điều chỉnh khẩu độ

Như đã nói ở trên, khẩu độ cũng là một trong nguyên nhân dẫn tới ảnh bị mờ hay out nét. Khẩu độ lớn sẽ thu được nhiều ánh sáng và ngược lại, khẩu độ nhỏ sẽ thu được ít ánh sáng và bức ảnh sẽ trở nên tối hơn. Còn độ sâu trường ảnh thì khi khẩu độ càng hẹp thì độ sâu trường ảnh càng lớn và khẩu độ càng rộng sẽ tạo ra độ sâu trường ảnh nông. Vì thế, tùy vào từng hoàn cảnh cũng như mục đích truyền tải mà bạn nên cân nhắc lựa chọn khẩu độ phù hợp tránh tính trạng ống kính máy ảnh bị mờ và cho ra bức ảnh kém chất lượng. 

Điều chỉnh khẩu độ

Các mẹo để bảo quản ống kính

Cẩn thận khi sử dụng ống kính

Bụi bẩn, hơi ẩm đều có thể xâm nhập vào ống kính của bạn nếu bạn bảo quản không đúng cách. Vì vậy, sau khi chụp ảnh xong, bạn nên sử dụng nắp ống kính để tránh cũng hạt bụi lọt vào ống kính, dễ dàng gây xước bề mặt thấu kính và gây cản trở trong quá trình bạn “tác nghiệp” nhé. Hơn nữa, bạn cũng vệ sinh thường xuyên để có thể loại bỏ tối đa hạt bụi cũng như độ ẩm trong ống kính nhé. 

Bảo vệ ống kính bằng nắp

Dùng bộ lọc chất lượng

Sử dụng một bộ lọc chất lượng cách hiệu quả nhất để bạn có thể bảo vệ được ống kính của bạn. Việc này sẽ ngăn bụi bẩn cũng như hơi ẩm lọt vào ống kính máy ảnh. Đồng thời nó cũng giúp giảm thiểu nguy cơ hỏng hóc khi va chạm cũng như các hiện tượng bóng mờ, lóe sáng khi chụp ảnh. Hơn nữa, bộ lọc ống kính giúp cho máy ảnh có thể hoạt động hiệu quả trong các môi trường khác nhau, tạo ra hình ảnh sống động và rõ nét nhất. Như vậy, bộ lọc ống kính có rất nhiều ưu điểm để bạn cân nhắc lựa chọn phải không nào? Tuy nhiên, bạn cũng nên thường xuyên vệ sinh bộ lọc khi sử dụng để cho ra những bức ảnh sắc nét nhất nhé. 

Sử dụng bộ lọc chất lượng

Bảo quản

Để hạn chế nấm mốc cũng như bụi bẩn hoặc một vài va chạm không đáng có gây mờ ống kính của bạn, bạn nên bảo quản ở những nơi khô ráo, thoáng mát. Bạn có thể tham khảo các thiết bị chuyên dụng như tủ chống ẩm, hộp chống ẩm,.. vừa có thể giúp bạn tránh được bụi bẩn, ẩm mốc cũng vừa tránh được các va chạm không đáng có. Nếu bạn muốn mang ống kính di chuyển, bạn chỉ cần sử dụng túi đựng máy ảnh có ngăn riêng dành cho ống kính để tránh sự va đập trong quá trình vận chuyển. 

Bảo quản ống kính

Như vậy, trên đây là toàn bộ chia sẻ của Eventus về nguyên nhân và phương pháp xử lý khi ống lens của bạn bị mờ. Mong rằng qua bài viết trên sẽ là nguồn thông tin hữu ích để bạn có thể tìm hiểu được nguyên nhân và cách xử lý khi lens bị mờ một cách hiệu quả.   

27 Feb 2022
Ảnh chụp HDR

HDR là gì? Cách tạo ảnh HDR đẹp bạn nên biết

Bạn đã nghe nhiều về thuật ngữ HDR trong nhiếp ảnh nhưng vẫn chưa hiểu rõ HDR là gì và cách hoạt động của hiệu ứng này như thế nào? Vậy ngày hôm nay, Eventus – đơn vị có 5 năm trong lĩnh vực chụp ảnh sự kiện Phú Quốc sẽ giúp bạn tìm hiểu về HDR cũng như cách hoạt động của HDR nhé.

HDR là gì?

HDR là cụm từ viết tắt của High Dynamic Range ( dải rộng cao). Với hai khía cạnh của dải động bao gồm phạm vị hoạt động của đối tượng và phạm vi động của máy ảnh. Nghe hơi khó hiểu phải không nào? Bạn cũng có thể hiểu nôm na như thế này HDR là khái niệm dùng để chỉ sự khác biệt cao nhất giữa vùng sáng và vùng tối mà các thiết bị có thể ghi nhận hoặc thể hiện lại.  

Ảnh chụp HDR

Về phần chủ thể đối tượng, dải động là độ rộng của tông màu từ phần sáng nhất đến phần tối nhất. Trong điều kiện ánh sáng ban ngày, ánh sáng mặt trời hay các phản xạ trên các bề mặt vật thể chính là vùng sáng nhất, còn các vùng bóng tối chính là vùng tối nhất.

Về phần máy ảnh, dải động là độ rộng của tông màu trên bức ảnh mà máy ảnh của bạn có thể ghi nhận được. Với các thiết bị chụp ảnh, dải động luôn có giới hạn. Ngoài ra, dải động mà mắt người có thể cảm nhận được cao hơn nhiều so với bất kỳ chiếc điện thoại hay máy ảnh nào. 

 HDR được sử dụng để thể hiện cảnh vật chính xác hơn, tạo cảm giác cho bức ảnh trở nên sắc nét hơn. 

Cách hoạt động của HDR trên điện thoại và máy ảnh

Những chiếc máy ảnh khác nhau sẽ mang đến cách tiếp cận khác nhau đối với HDR. Hầu hết, các máy ảnh DSLR hay những máy ảnh không gương lật đều cho phép bạn sử dụng bù phơi sáng, cho phép bạn chụp nhiều bức ảnh liên tiếp giống nhau nhưng có giá trị độ sáng khác nhau. Sau đó, có thể kết hợp các bức ảnh này lại với nhau thông qua một phần mềm chỉnh sửa ảnh để tạo ra bức ảnh sử dụng HDR. 

Đối với các máy ảnh hiện nay trên thị trường đều có đã có chế độ HDR, nó hoạt động giống như bù phơi sáng nhưng tự động chụp các bức ảnh với các giá trị độ sáng khác nhau và kết hợp chúng lại ngay trong máy ảnh mà không cần thông qua một phần mềm nào khác

Tính năng HDR trên máy ảnh

 

Đối với điện thoại, tính năng “Smart HDR” đang được các nhà sản xuất đưa vào hoạt động và quảng bá rầm rộ. Tính năng này cho phép người dùng chọn chế độ HDR để cho ra những bức ảnh sắc nét hơn. Cũng giống như các máy ảnh kỹ thuật, ở trên điện thoại cũng sẽ chụp nhiều bức ảnh  với độ sáng khác nhau để tạo nên bức ảnh HDR trên điện thoại. Toàn bộ quá trình diễn ra hết sức nhanh chóng và tự động. 

Khi nào nên sử dụng HDR?

Mặc dù HDR mang đến nhiều lợi ích giúp bạn cho ra được những  bức ảnh đẹp hơn nhưng bạn cũng cần phải lưu ý không phải lúc nào cũng nên sử dụng HDR, điều này sẽ khiến bức ảnh của trở nên mất tự nhiên và không chân thực.

Ảnh chụp HDR

 Nên sử dụng HDR trong trường hợp:

Môi trường có nhiều ánh sáng phức tạp: Đối với trường hợp khi bạn chụp ảnh trong một môi trường có nhiều nguồn ánh sáng khác nhau sẽ gây nên nhiễu loạn ảnh. Vậy nên, chụp ảnh với HDR sẽ giúp cân bằng các bóng đỏ và làm nổi bật chủ thể. 

Môi trường phong cảnh và ngược sáng: Chụp ảnh HDR sẽ giúp bức ảnh sống động hơn và hạn chế hiện tượng chênh sáng mạnh khi chụp ngoài trời. Đối với những bức ảnh phong cảnh đa phần sẽ có sự tương phản về màu sắc khá tốt. 

Môi trường chủ thể, hậu cảnh quá sáng: Đối với môi trường này, khi bạn bật chế độ HDR sẽ giúp làm giảm đi độ sáng của hậu cảnh và độ độ sáng của chủ thể trong bức hình. 

Môi trường thiếu sáng: Sử dụng chế độ HDR trong môi trường thiếu sáng sẽ giúp bức ảnh có được độ sáng tự nhiên, các chi tiết sẽ không bị mờ mà sẽ trở nên sắc nét nhất. 

Không nên sử dụng HDR trong trường hợp:

Môi trường có nhiều vật thể di chuyển: Ở trong môi trường này, nếu bạn sử dụng chế độ chụp ảnh HDR sẽ xảy ra hiện tượng ghosting vì chủ thể sẽ lệch nhau trong mỗi ảnh của chuỗi ảnh HDR.

Môi trường có nhiều màu sắc rực rỡ: Chụp ảnh HDR trong trường hợp có quá nhiều màu sắc rực rỡ sẽ khiến màu của bức ảnh thay đổi so với màu sắc ban đầu và thường có xu hướng khiến màu của bức ảnh trở nên gắt và gây nhức mắt. 

Môi trường có đèn Flash: Chụp ảnh HDR với Flash sẽ khiến bức ảnh trở nên dư sáng dẫn tới hiện tượng cháy sáng. 

Cảnh có độ tương phản cao: Đối với những cảnh có độ tương phản cao, khi bạn sử dụng HDR sẽ làm giảm đi độ tương phản, khiến hiệu ứng không còn rõ rệt như ban đầu. 

Cách tạo ảnh HDR

Ổn định máy ảnh

Việc ổn định máy ảnh rất quan trọng trong quá trình chụp ảnh HDR bởi nếu máy ảnh rung sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của bức ảnh. Vì vậy, bạn nen cố định máy ảnh của mình vào chân máy trước khi chụp. 

Ổn định máy ảnh khi chụp ảnh HDR

Thông số phơi sáng

Với chế độ HDR, bạn có thể tăng dải động ở một trong hai vùng sáng hoặc vùng tối hoặc cả hai. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng tất cả hình ảnh có độ sáng khác nhau hoặc có thể không sử dụng, điều này sẽ tùy vào ngụ ý mà bạn muốn gửi gắm trong bức ảnh nhưng tốt nhất bạn nên làm cho bức ảnh ở giữa được phơi sáng với những điểm nổi bật. 

Thông số phơi sáng

Hợp nhất các hình ảnh

Các phần mềm bạn có thể tham khảo có thể dùng để chỉnh sửa hình ảnh có khung phơi sáng là Photomatix và Photoshop. Để thực hiện hợp nhất ảnh trong Photoshop: Chọn File -> Automate -> Merge to HDR Pro. 

Hợp nhất hình ảnh HDR

Chỉnh hiệu ứng

Quá trình chỉnh sửa ảnh HDR rất đơn giản. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý một số điều, nếu lúc chụp bạn chọn +3EV, việc hợp nhất hình ảnh sẽ tạo hiệu ứng quá mạnh. Để khắc phục điều này, bạn có thể thử bỏ một số hình ảnh trong chuỗi hoặc giảm độ bão hòa,.. và chỉnh sửa cho đến khi thu được bức ảnh HDR ưng ý. 

Chỉnh hiệu ứng khi chụp ảnh HDR

Trên đây là bài viết tổng hợp thông tin của Eventus về chế độ chụp ảnh HDR. Mong rằng, qua bài viết này sẽ là nguồn thông tin hữu ích giúp bạn có thể nắm được HDR là gì và cách tạo ảnh HDR mà bạn nên biết.

27 Feb 2022
Ảnh phong cảnh độc đáo

10 lưu ý giúp bạn chụp ảnh phong cảnh đẹp

Landscape photography là một trong những thể loại khá phổ biến trong giới nhiếp ảnh gia. Có rất nhiều lý do bạn nên một lần thử sức chụp ảnh phong cảnh. Vậy hãy cùng Eventus – đơn vị có 5 năm kinh nghiệm chụp ảnh sự kiện Phú Quốc cùng bạn khám phá top 10 lưu ý khi chụp ảnh phong cảnh để cho ra những bức ảnh tuyệt đẹp nhé.

Cài đặt máy ảnh

Trên thực tế, sẽ không có một cách thiết lập nào cụ thể áp dụng khi chụp ảnh phong cảnh. Tuy nhiên, đối với thể loại này, bạn nên dành nhiều thời gian để cân nhắc về các chế độ cài đặt cho máy ảnh trước khi bấm chụp. Đối với những người mới chơi ảnh, các chế độ ưu tiên khẩu độ hay ưu tiên tốc độ vẫn là lựa chọn tốt để hỗ trợ bạn rất nhiều. Bên cạnh đó, chế độ thủ công sẽ phù hợp hơn với những người đã có kinh nghiệm nhiều ngành nhiếp ảnh hoặc những nhiếp ảnh gia bởi họ đã rất quen với các chế độ phơi sáng. bịChuẩn bị thiết bị

Ổn định hình ảnh 

Bạn không hề muốn bức ảnh của mình bị rung hay mờ nét đúng không nào? Vậy nên việc ổn định hình ảnh là yếu tố quan trọng mà bạn nên để ý. Bạn có thể sử dụng chân máy Tripod để ổn định hình ảnh. Trong lĩnh vực chụp ảnh phong cảnh, không nhất thiết yêu cầu phải chụp ảnh nhanh chóng, mà hãy dành thời gian để cân nhắc tới bố cục, ánh sáng và tiếp tục căn chỉnh sao cho đến khi bạn cảm thấy hài lòng. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng chế độ ổn định hình ảnh. Ở chế độ này người chụp có thể tạm xa rời chân máy để cầm tay chụp, kể cả trong những trường hợp ánh sáng yếu hay phải sử dụng tốc độ chậm mà không lo rung máy. Tuy nhiên, khi bạn sử dụng chân máy, bạn nên tắt tính năng này để hạn chế tối đa khả năng chính tính năng chống rung có thể khiến hình ảnh không được sắc nét.

Ổn định máy ảnh khi chụp phong cảnh

Đầu tư nhiều loại kính lọc

Trong nhiếp ảnh phong cảnh, việc đầu tư vào một số bộ lọc (filter) là điều bắt buộc. Nhiều loại kính lọc khác nhau trên thị trường sẽ giúp cải thiện chất lượng ảnh chụp của bạn. Có ba bộ lọc quan trọng mà bạn nên biết cho ảnh chụp phong cảnh đó là: bộ lọc phân cực giúp giảm độ chói và làm xanh bầu trời, bộ lọc ND giúp giảm cường độ sáng đến cảm biến để giảm cài đặt tốc độ cửa trập khi cần và bộ lọc graduated ND (bộ lọc độ sáng theo vùng) giúp làm tối bầu trời và cân bằng lại độ phơi sáng.

Sử dụng kính lọc khi chụp ảnh phong cảnh

Điều chỉnh màu sắc

Màu sắc trong một bức ảnh cũng là một phần quan trọng trong quá trình sản xuất ra một bức ảnh chụp phong cảnh. Bạn có thể lựa chọn cho mình màu sắc khác nhau phụ thuộc vào ý đồ hoặc mục đích của bạn. Nếu khi monochrome có thể làm rất tốt với việc chụp ảnh đơn sắc thì ảnh màu lại là hình ảnh đắt giá làm nên sự sống động của thiên nhiên. Bạn có thể điều chỉnh trực tiếp trong máy ảnh ở chế độ White Balance. Chế độ này vừa có thể thiết lập trực tiếp trong máy ảnh hoặc thay đổi nó trong giai đoạn hậu kỳ ảnh Raw. 

Sử dụng ống kính góc rộng

Một ống kính góc rộng cho phép rất nhiều chi tiết tham gia vào tiền cảnh, vậy nên ống kính góc rộng thường là sự lựa chọn của các nhiếp ảnh gia khi tiếp cận thể loại chụp ảnh phong cảnh. Thông, thường, ống kính góc rộng trên máy ảnh FullFrame được phân loại theo độ dàu tiêu cự từ 15-35mm. Theo đó, bạn có thể sở hữu cho mình ống kính góc rộng ở khoảng cách tiêu cực cố định hoặc thay đổi tùy vào sự lựa chọn của bạn. 

Ống kính góc rộng

Lưu ý: Một chiếc ống kính góc rộng cũng có thể khiến bức ảnh của bạn bị méo mó. Vì vậy mà đối tượng ảnh của bạn cần được đặt vào giữa khung hình và chú ý vị trí, góc chụp sao cho hình ảnh có bố cục tốt nhất.

Sử dụng ống kính thay đổi tiêu cự

Một chiếc ống kính có khoảng tiêu cự từ 70-200mm cũng có thể hoạt động tốt cho thể loại nhiếp ảnh phong cảnh. Đặc biệt, ống kính tele giúp chụp xa tốt hơn nếu bạn muốn chụp được các chủ thể không ở gần mình. Lúc này, nếu sử dụng một ống kính góc rộng sẽ ít phù hợp hơn khi bạn cần chụp đối tượng ở cách xa vị trí mà bạn đang đứng. Điều này cho phép bạn không cần phải tiến lại gần chủ thể mà vẫn có thể chụp được một cách rõ ràng.

Chú ý đến điều kiện ánh sáng và thời tiết

Đối với thể loại chụp phong cảnh đòi hỏi bạn cần phải thích nghi với môi trường tự nhiên. Bạn không thể kiểm soát được hết các yếu tố bên ngoài như mưa, gió, nắng, bão,… những bạn hoàn toàn có thể học hỏi từ những nhiếp ảnh gia nổi tiếng. Ngoài ra, thỉnh thoảng bạn không kiểm soát lại tạo ra những bức ảnh hết sức bất ngờ. Điều này tùy thuộc vào sự sáng tạo của bạn. 

Đảm bảo độ phơi sáng chính xác

Trong chụp ảnh phong cảnh, để hạn chế sự khác biệt giữa vùng sáng, vùng tối cần sử dụng kỹ thuật bù phơi sáng (Bracketing). Phương pháp được các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp chuyên dùng để đảm bảo độ phơi sáng chính xác, đặc biệt trong các điều kiện thiếu sáng.

Phơi sáng khi chụp phong cảnh

Tìm ra góc chụp của riêng bạn. 

Sự sáng tạo là vô cùng cần thiết để tạo dấu ấn riêng của mỗi một nhiếp ảnh gia. VÌ vậy, bạn nên chịu khó tìm tòi những góc chụp của riêng mình, tạo sự khác biệt, nâng cao tay nghề và từ đó cho ra những bức ảnh đẹp hơn.

Ảnh phong cảnh độc đáo

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Eventus  tổng hợp mẹo cụp ảnh phong cảnh đẹp. Thông qua bài viết chia sẻ này, Eventus mong rằng bạn sẽ có được những bức hình phong cảnh đẹp, ưng ý với mình nhất.  

27 Feb 2022
Focus Peaking

Focus Peaking là gì và cách hoạt động của Focus Peaking

Hiện nay, trên thị trường, nhiều máy ánh đã trang bị nhiều chức năng để có thể lấy nét thủ công dành cho các nhiếp ảnh gia. Mặc dù việc lấy nét trên màn hình Live View đã trở nên phổ biến nhưng Focus peaking vẫn là phương pháp được nhiều người chơi ảnh sử dụng trong quá trình chụp ảnh. Vậy bạn đã biết thuật ngữ Focus peaking là gì?  Hôm nay, hãy cùng Eventus – đơn vị có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chụp ảnh sự kiện Phú Quốc giúp bạn tìm hiểu về Focus peaking là gì và cách hoạt động của Focus peaking trong nhiếp ảnh nhé. 

Focus peaking là gì? 

Focus peaking lần đầu tiên xuất hiện trên dòng máy NEX của Sony. Hiện nay, bạn có thể bắt gặp tính năng này ở máy ảnh compact hoặc một số máy ảnh DSLR.

Focus Peaking là gì

Focus peaking là tính năng hỗ trợ người dùng lấy nét thủ công. Tính năng này sẽ giúp bạn lấy nét một cách dễ dàng, nhanh chóng và chính xác. Với cách thức hoạt động bằng cách bao phủ vùng lấy nét trong khung hình và làm nổi bật các vùng tương phản cao nhất với lớp phủ màu giả trong kính ngắm của bạn. Điều này sẽ giúp bạn định hình hình ảnh được lấy nét trước khi chụp ảnh.

Ưu điểm của focus peaking

Focus peaking cho phép nhiếp ảnh gia lấy nét bằng tay với tốc độ nhanh hơn so với phương pháp Live View thông thường. Điều này rất phù hợp trong các trường hợp đòi hỏi lấy nét nhanh, chính xác đối tượng và rất hữu ích khi chụp trong điều kiện ánh sáng yếu hoặc khó xác định được tiêu điểm chính xác bằng mắt thường. Nếu bạn không muốn sử dụng tính năng lấy nét tự động, bạn có thể dùng tính năng focus peaking. Tính năng này sẽ giúp bạn tìm được độ sâu trường ảnh thích hợp. 

Focus Peaking

Cách thức hoạt động của Focus Peaking 

Tính năng Focus Peaking hoạt động trên cơ chế bao phủ vùng nét trong khung hình và làm nổi bật chúng bằng những màu như đỏ, vàng hoặc trắng. Bằng cách này, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra vùng nào nét hay không. Bạn có thể để ý những khu vực nào lấy đúng nét thì màu càng đậm. Nếu bạn xoay vòng điều chỉnh thì các khu vực màu sẽ thay đổi theo tùy chỉnh của bạn. 

Cách hoạt động của Focus peaking

Yếu tố cơ bản của Focus peaking

Màu sắc nổi bật

Trong menu cài đặt  máy ảnh, điều chỉnh điểm lấy nét cao nhất theo cảnh hoặc chủ thể bạn muốn chụp. Ví dụ: bạn có thể thay đổi màu  của các vùng sáng để chúng tương phản. Màu sắc trong hình ảnh giúp hình ảnh hiển thị rõ ràng hơn.

Màu sắc nổi bật của chế độ Focus peaking

Mức đỉnh

Bên cạnh việc bạn có thể thay đổi màu sắc, bạn cũng có thể lựa chọn độ đỉnh khác nhau. Thông thường sẽ có bốn tùy chọn với các cấp cao và cấp thấp trên máy ảnh để bạn có thể sử dụng. Đối với mức cao sẽ tạo được nhiều điểm nổi bật hơn, mức thấp sẽ được chọn lọc nhiều hơn. 

Tách hình ảnh

Focus peaking giống như công cụ tìm phạm vi và màn hình lấy nét chia nhỏ  và hình ảnh chia nhỏ là một công cụ giúp bạn lấy nét ở chế độ Live View. Với hình ảnh được chia nhỏ, bạn cần xoay vòng lấy nét trên hình ảnh cho đến khi các phần riêng biệt của hình ảnh thẳng hàng.

Phóng to

Cách tốt nhất và duy nhất để biết được ảnh chụp của bạn có sắc nét hay không đó là phóng to tất cả các chi tiết ở chế độ Live View thông qua kính ngắm quang học. Focus peaking sẽ giúp bạn phóng to để có thể điều chỉnh được vị trí lấy nét. 

Phóng to trong focus peaking

Khi nào không nên sử dụng tính năng focus peaking

Focus peaking thường sẽ phù hợp trong các trường hợp độ sâu trường ảnh sâu bởi khi gặp những trường hợp độ sâu trường ảnh nông thì việc lấy nét gặp nhiều khó khăn. Nếu bạn đang chụp ảnh bằng ống kính có độ sâu trường ảnh nông hay khi các vùng lấy nét quá nông và khó có thể hiện thị chính xác các vùng sắc nét thì focus peaking thực sự không hữu ích cho bạn.

Trên đây là toàn bộ thông tin Eventus chia sẻ tới bạn đọc. Mong rằng thông qua bài viết này, bạn sẽ có thể hiểu được Focus peaking là gì và cách hoạt động của Focus peaking.

27 Feb 2022
Kính lọc UV,Skylight

5 cách giúp bạn vệ sinh máy ảnh tại nhà

Máy ảnh giống như người bạn tri kỷ, cùng đồng hành với các nhiếp ảnh gia trên hành trình ghi lại những khoảnh khắc đáng giá. Vậy nên, máy ảnh luôn là thiết bị quan trọng đối với một nhiếp ảnh gia hay một người yêu thích chụp ảnh. Nhưng sau một khoảng thời gian sử dụng, máy ảnh của bạn hoàn toàn có thể bám nhiều bụi cũng như bám dấu vân tây. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hình ảnh. Và để khắc phục được điều này, Eventus – đơn vị có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chụp ảnh sự kiện Phú Quốc sẽ chia sẻ với bạn một số mẹo để có thể làm sạch máy ảnh của mình nhé.

Kính lọc UV, Skylight

Ống kính máy ảnh rất giống với ống kính thủy tính trên kính đeo mắt. Điều này đồng nghĩ với việc ống kính trên máy ảnh của rất dễ xước. Nếu bạn cố gắng làm sạch nó bằng vải mà có các hạt bụi đi kèm thì chắc chắn  sẽ làm xước bề mặt quang học của ống kính. 

Vì vậy, để bảo vệ tốt đa cho ống kính máy ảnh, bạn nên lắp thêm kính lọc Skylight hay UV vào, bộ lọc này sẽ có tác dụng bảo vệ ống kính của bạn khỏi các tác động bên ngoài như bụi, cát. Vì vậy, khi bị bẩn, bạn chỉ cần vệ sinh kính lộc chứ không phải vệ sinh ống kính. 

Kính lọc UV,Skylight

Dụng cụ thổi bụi

Dụng cụ thổi bụi hay còn gọi là “bóng thổi” là đồ vật vô cùng cần thiết cho máy ảnh của bạn. Dụng cụ thổi bụi sẽ giúp bạn loại bỏ các hạt bụi cứng đầu mà không cần dùng lực để lau ống kính, dễ dàng gây xước ống kính của bạn, điều này sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng ảnh. 

Dụng cụ thổi bụi vệ sinh máy ảnh

Bạn cũng chỉ nên sử dụng bóng thổi thay vì dùng bình khí nén bởi lực thổi của bình khí nén cực mạnh và chứa nhiều hóa chất bên trong, sẽ gây ảnh hưởng và lâu dần sẽ hỏng ống kính của bạn.

Bàn chải hay cọ mềm

Khi ống kính của bạn bám quá nhiều bụi bẩn thì dụng cụ phù hợp nhất đó chính là cọ mềm. Cây cọ này sẽ giúp bạn loại bỏ bụi bẩn một cách nhanh nhất cũng như dễ dàng nhất bởi những sợ lông mềm sẽ giúp bạn loại bỏ tối đa các hạt bụi nhưng không làm xước hay hỏng ống kính của máy ảnh. 

Bàn chải lông mềm vệ sinh máy ảnh

Dung dịch vệ sinh ống kính chuyên dụng

Dung dịch vệ sinh ống kính chuyên dụng cũng là một sự lưạ chọn tuyệt vời dành cho bạn khi ống kính của bạn dính bụi bẩn. Bạn có thể mua dung dịch vệ sinh ống kính chuyên dụng tại các cửa hàng bán máy ảnh. Với chai dung dịch vệ sinh ống kính giúp bạn loại bỏ các dấu vân tay hay bụi bẩn mà không gây độc hại môi trường. 

Dung diichj vệ sinh máy ảnh chuyên dụng

Lưu ý: Bạn cũng không nên dùng quá nhiều dung dịch và chỉ dùng với vải mịn hoặc giấy mỏng. 

Dụng cụ lau chùi

Hiện nay trên thị trường bạn có thể thấy nhiều loại khăn giấy lau mặt và giấy ăn loại mỏng và mềm, bạn hoàn toàn có thể dùng để lau ống kính. Ngoài ra, nếu bạn không muốn sử dụng khăn giầy, bạn có thể tìm mua và sử dụng miếng vải làm bằng chất liệu Microfiber cực tốt. Khi sử dụng, bạn có thể lau chùi sạch tất cả các chất bẩn đến chất gây nhờn mà không lo trầy xước bề mặt thấu kính. 

Dụng cụ lau chùi vệ sinh máy ảnh

Sau khi sử dụng, bạn có thể giặt miếng vải hoặc mua một miếng vải khác tại các cửa hàng kính mắt với mức giá phải chăng và hợp lý. 

Bạn cũng đừng “ tiếc tiền” khi chi tiêu cho dụng cụ vệ sinh ống kính nha, bởi các dụng cụ kém chất lượng sẽ làm ống kính của bạn mau xuống cấp và xảy ra nhiều việc ngoài ý muốn. Hơn nữa, việc thay thế một ống kính mới sẽ rất đắt và không phải là bài toán kinh tế hợp lý. Vậy nên, bạn hãy chọn lọc cho mình những sản phẩm vệ sinh cho máy ảnh của mình tốt nhất nhé!

Như vậy, Eventus đã giúp bạn tìm hiểu về các cách vệ sinh máy ảnh tại nhà. Đây là điều vô cùng cần thiết khi máy ảnh của bạn dính bụi bẩn hay vân tay. Mong rằng, với bài viết trên sẽ là nguồn thông tin hữu ích gửi tới bạn để có thể chăm sóc cho “dễ yêu” của mình tốt nhất nhé. 

27 Feb 2022
Chế độ ưu tiên khẩu độ

5 Chế độ chụp ảnh phổ biến nhất năm 2022

Việc tìm hiểu về các chức năng cơ bản của một máy ảnh kỹ thuật là điều cần thiết khi bạn bắt đầu học chụp ảnh. Trong bài viết này, Eventus – đơn vị chuyên lĩnh vực chụp ảnh sự kiện Phú Quốc  sẽ giúp bạn tìm hiểu về 5 chế độ chụp ảnh để xem cách hoạt động, các ưu nhược điểm và nên sử dụng trong từng trường hợp nào nhé. 

Chế độ chụp ảnh kỹ thuật số là gì?

Nói một cách nôm na chế độ chụp ảnh kỹ thuật số sẽ giúp bạn điều chỉnh các thông số ảnh hưởng đến quá trình phơi sáng, cụ thể là 3 yếu tố: Tốc độ màn trập, khẩu độ, ISO. Tùy vào từng chế độ mà có thể cho phép bạn kiểm soát 1 hoặc 2 hoặc cả 3 thông số này hoặc cũng có thể tự động hoàn toàn. 

Các chế độ chụp ảnh

Hiện tại, hầu hết các máy ảnh đều được trang bị rất nhiều chế độ chụp khác nhau. Trong khi đó, các máy điện thoại thông minh hiện nay đều đi theo xu hướng tự động hoàn toàn ( nhằm mục đích phục vụ cho nhiều đối tượng khác nhau) thì những những chiếc máy ảnh chuyên nghiệp lại cho sử dụng cả chế độ thủ công lẫn chế độ chỉnh tay. 

Các chế độ máy ảnh phổ biến

Chế độ Auto

Đây là chế độ chụp tự động hoàn toàn, máy ảnh sẽ tự động điều chỉnh khẩu độ, tốc độ, ISO giúp bạn. Do vậy bạn hoàn toàn không phải lo gì đến việc đo sáng nữa, công việc của bạn là lấy nét, bố cục ảnh và nhấn chụp. Chế độ này rất phù hợp với những người mới làm quen với máy ảnh hoặc cần chụp nhanh một tấm hình thật nhanh trước khi khoảnh khắc trôi đi mất.

Chế độ chụp ảnh Auto

Chế độ chụp tự động hoàn toàn thường được ký hiệu bằng một hình chữ nhật viền xanh hoặc hình chiếc máy ảnh màu xanh, hoặc hình trái tim màu đỏ. 

Chế độ Program (ký hiệu là P)

Đây là chế độ ưu tiên ISO, nghĩa là máy cho phép bạn điều chỉnh ISO, còn khẩu độ và tốc độ sẽ do máy điều chỉnh sao cho đúng sáng. Ở chế độ này bạn hãy tập điều chỉnh ISO cho quen, còn việc đúng sáng thì máy ảnh lo giúp bạn rồi.

Chế độ chụp ảnh Program

Chế độ này phù hợp với nhu cầu cần chụp nhanh ảnh. Nó còn được gọi là chế độ “Bán tự động” . Thông thường ở chế độ này vì nó không cho phép mình kiểm soát nhiều thông số phơi sáng nên hãy cân nhắc trước khi sử dụng nhé. Tất nhiên máy ảnh cũng cho phép bạn ghi đè tốc độ màn trập và khẩu độ bằng các nút điều khiển khi ở trong chế độ P. Đây là chế độ được mọi nhiếp ảnh gia khuyên dùng cho người mới bắt đầu chuyển sang máy ảnh ống kính rời.

Chế độ ưu tiên độ khẩu độ (Aperture Priority)

Đây là chế độ ưu tiên khẩu độ, máy cho phép bạn tự điều chỉnh khẩu độ, còn máy sẽ tự động điều chỉnh ISO, Metering mode, EV,.. sao cho ảnh đúng sáng và bạn có thể kiểm soát được độ mở của ống kính thông qua phím xoay điều khiển trên máy. Ở chế độ này bạn nên tập điều chỉnh khẩu độ cho quen, cảm nhận sự khác nhau mỗi khi bạn thay đổi khẩu độ. Bạn cũng không cần quan tâm về đo sáng vì máy đã làm giúp bạn rồi. Chế độ Ưu tiên khẩu độ phù hợp với các thể loại chụp ảnh mà người dùng cần kiểm soát DOF, hay có thể nói theo cách khác là khống chế hậu cảnh như ảnh chân dung hoặc tĩnh vật. 

Chế độ ưu tiên khẩu độ

Chế độ chụp Ưu tiên tốc độ (Shutter speed Priority)

Chế độ chụp Ưu tiên tốc độ thường được ký hiệu bằng chữ S, hoặc Tv.

Chế độ ưu tiên tốc độ

Đây là chế độ ưu tiên tốc độ, máy cho phép bạn điều chỉnh tốc độ, còn khẩu độ và ISO thì máy sẽ tự động điều chỉnh giúp bạn sao cho ảnh đúng sáng. Chế độ này ngược với chế độ Av: máy ảnh sẽ tự chọn lựa độ mở ống kính thích hợp tùy theo thiết lập tốc độ (và các thông số khác) của người dùng. Ở chế độ này bạn nên trải nghiệm sự khác nhau mỗi khi bạn thay đổi tốc độ chụp, nhất là khi bạn chỉnh tốc độ chậm thì có thể dẫn đến rung tay làm ảnh bị mờ, hay khi bạn tăng tốc độ lên cao (khoảng 1/2000s) thì có thể giúp bạn đóng băng được các chuyển động. Bạn hãy trải nghiệm để làm quen nhé. 

Chế độ chỉnh tay hoàn toàn (Manual)

Chế độ này bạn có thể nhìn thấy bằng kí hiệu M. Đúng như tên gọi, đây là chế độ chỉnh tay hoàn toàn, nghĩa là bạn sẽ phải tự điều chỉnh khẩu độ, tốc độ, ISO để đo sáng cho bức ảnh. Chế độ này đòi hỏi bạn phải có kiến thức về nhiếp ảnh kết hợp tập luyện nhiều thì mới thành thạo được. Đây là chế độ thường được các photographer chuyên nghiệp sử dụng nhiều nhất, vì nó cho phép họ được hoàn toàn điều khiển chiếc máy ảnh của mình.

Chế độ chỉnh tay

Trên đây là những chia sẻ của Eventus về các chế độ chụp ảnh phổ biến nhất trên máy ảnh kỹ thuật số. Mong rằng những chia sẻ này có ích với bạn và giúp bạn cho ra những bức hình chất lượng nhất.