Việc tìm hiểu về các chức năng cơ bản của một máy ảnh kỹ thuật là điều cần thiết khi bạn bắt đầu học chụp ảnh. Trong bài viết này, Eventus – đơn vị chuyên lĩnh vực chụp ảnh sự kiện Phú Quốc sẽ giúp bạn tìm hiểu về 5 chế độ chụp ảnh để xem cách hoạt động, các ưu nhược điểm và nên sử dụng trong từng trường hợp nào nhé.
Chế độ chụp ảnh kỹ thuật số là gì?
Nói một cách nôm na chế độ chụp ảnh kỹ thuật số sẽ giúp bạn điều chỉnh các thông số ảnh hưởng đến quá trình phơi sáng, cụ thể là 3 yếu tố: Tốc độ màn trập, khẩu độ, ISO. Tùy vào từng chế độ mà có thể cho phép bạn kiểm soát 1 hoặc 2 hoặc cả 3 thông số này hoặc cũng có thể tự động hoàn toàn.
Hiện tại, hầu hết các máy ảnh đều được trang bị rất nhiều chế độ chụp khác nhau. Trong khi đó, các máy điện thoại thông minh hiện nay đều đi theo xu hướng tự động hoàn toàn ( nhằm mục đích phục vụ cho nhiều đối tượng khác nhau) thì những những chiếc máy ảnh chuyên nghiệp lại cho sử dụng cả chế độ thủ công lẫn chế độ chỉnh tay.
Các chế độ máy ảnh phổ biến
Chế độ Auto
Đây là chế độ chụp tự động hoàn toàn, máy ảnh sẽ tự động điều chỉnh khẩu độ, tốc độ, ISO giúp bạn. Do vậy bạn hoàn toàn không phải lo gì đến việc đo sáng nữa, công việc của bạn là lấy nét, bố cục ảnh và nhấn chụp. Chế độ này rất phù hợp với những người mới làm quen với máy ảnh hoặc cần chụp nhanh một tấm hình thật nhanh trước khi khoảnh khắc trôi đi mất.
Chế độ chụp tự động hoàn toàn thường được ký hiệu bằng một hình chữ nhật viền xanh hoặc hình chiếc máy ảnh màu xanh, hoặc hình trái tim màu đỏ.
Chế độ Program (ký hiệu là P)
Đây là chế độ ưu tiên ISO, nghĩa là máy cho phép bạn điều chỉnh ISO, còn khẩu độ và tốc độ sẽ do máy điều chỉnh sao cho đúng sáng. Ở chế độ này bạn hãy tập điều chỉnh ISO cho quen, còn việc đúng sáng thì máy ảnh lo giúp bạn rồi.
Chế độ này phù hợp với nhu cầu cần chụp nhanh ảnh. Nó còn được gọi là chế độ “Bán tự động” . Thông thường ở chế độ này vì nó không cho phép mình kiểm soát nhiều thông số phơi sáng nên hãy cân nhắc trước khi sử dụng nhé. Tất nhiên máy ảnh cũng cho phép bạn ghi đè tốc độ màn trập và khẩu độ bằng các nút điều khiển khi ở trong chế độ P. Đây là chế độ được mọi nhiếp ảnh gia khuyên dùng cho người mới bắt đầu chuyển sang máy ảnh ống kính rời.
Chế độ ưu tiên độ khẩu độ (Aperture Priority)
Đây là chế độ ưu tiên khẩu độ, máy cho phép bạn tự điều chỉnh khẩu độ, còn máy sẽ tự động điều chỉnh ISO, Metering mode, EV,.. sao cho ảnh đúng sáng và bạn có thể kiểm soát được độ mở của ống kính thông qua phím xoay điều khiển trên máy. Ở chế độ này bạn nên tập điều chỉnh khẩu độ cho quen, cảm nhận sự khác nhau mỗi khi bạn thay đổi khẩu độ. Bạn cũng không cần quan tâm về đo sáng vì máy đã làm giúp bạn rồi. Chế độ Ưu tiên khẩu độ phù hợp với các thể loại chụp ảnh mà người dùng cần kiểm soát DOF, hay có thể nói theo cách khác là khống chế hậu cảnh như ảnh chân dung hoặc tĩnh vật.
Chế độ chụp Ưu tiên tốc độ (Shutter speed Priority)
Chế độ chụp Ưu tiên tốc độ thường được ký hiệu bằng chữ S, hoặc Tv.
Đây là chế độ ưu tiên tốc độ, máy cho phép bạn điều chỉnh tốc độ, còn khẩu độ và ISO thì máy sẽ tự động điều chỉnh giúp bạn sao cho ảnh đúng sáng. Chế độ này ngược với chế độ Av: máy ảnh sẽ tự chọn lựa độ mở ống kính thích hợp tùy theo thiết lập tốc độ (và các thông số khác) của người dùng. Ở chế độ này bạn nên trải nghiệm sự khác nhau mỗi khi bạn thay đổi tốc độ chụp, nhất là khi bạn chỉnh tốc độ chậm thì có thể dẫn đến rung tay làm ảnh bị mờ, hay khi bạn tăng tốc độ lên cao (khoảng 1/2000s) thì có thể giúp bạn đóng băng được các chuyển động. Bạn hãy trải nghiệm để làm quen nhé.
Chế độ chỉnh tay hoàn toàn (Manual)
Chế độ này bạn có thể nhìn thấy bằng kí hiệu M. Đúng như tên gọi, đây là chế độ chỉnh tay hoàn toàn, nghĩa là bạn sẽ phải tự điều chỉnh khẩu độ, tốc độ, ISO để đo sáng cho bức ảnh. Chế độ này đòi hỏi bạn phải có kiến thức về nhiếp ảnh kết hợp tập luyện nhiều thì mới thành thạo được. Đây là chế độ thường được các photographer chuyên nghiệp sử dụng nhiều nhất, vì nó cho phép họ được hoàn toàn điều khiển chiếc máy ảnh của mình.
Trên đây là những chia sẻ của Eventus về các chế độ chụp ảnh phổ biến nhất trên máy ảnh kỹ thuật số. Mong rằng những chia sẻ này có ích với bạn và giúp bạn cho ra những bức hình chất lượng nhất.