Bạn đã nghe nhiều về thuật ngữ HDR trong nhiếp ảnh nhưng vẫn chưa hiểu rõ HDR là gì và cách hoạt động của hiệu ứng này như thế nào? Vậy ngày hôm nay, Eventus – đơn vị có 5 năm trong lĩnh vực chụp ảnh sự kiện Phú Quốc sẽ giúp bạn tìm hiểu về HDR cũng như cách hoạt động của HDR nhé.

HDR là gì?

HDR là cụm từ viết tắt của High Dynamic Range ( dải rộng cao). Với hai khía cạnh của dải động bao gồm phạm vị hoạt động của đối tượng và phạm vi động của máy ảnh. Nghe hơi khó hiểu phải không nào? Bạn cũng có thể hiểu nôm na như thế này HDR là khái niệm dùng để chỉ sự khác biệt cao nhất giữa vùng sáng và vùng tối mà các thiết bị có thể ghi nhận hoặc thể hiện lại.  

Ảnh chụp HDR

Về phần chủ thể đối tượng, dải động là độ rộng của tông màu từ phần sáng nhất đến phần tối nhất. Trong điều kiện ánh sáng ban ngày, ánh sáng mặt trời hay các phản xạ trên các bề mặt vật thể chính là vùng sáng nhất, còn các vùng bóng tối chính là vùng tối nhất.

Về phần máy ảnh, dải động là độ rộng của tông màu trên bức ảnh mà máy ảnh của bạn có thể ghi nhận được. Với các thiết bị chụp ảnh, dải động luôn có giới hạn. Ngoài ra, dải động mà mắt người có thể cảm nhận được cao hơn nhiều so với bất kỳ chiếc điện thoại hay máy ảnh nào. 

 HDR được sử dụng để thể hiện cảnh vật chính xác hơn, tạo cảm giác cho bức ảnh trở nên sắc nét hơn. 

Cách hoạt động của HDR trên điện thoại và máy ảnh

Những chiếc máy ảnh khác nhau sẽ mang đến cách tiếp cận khác nhau đối với HDR. Hầu hết, các máy ảnh DSLR hay những máy ảnh không gương lật đều cho phép bạn sử dụng bù phơi sáng, cho phép bạn chụp nhiều bức ảnh liên tiếp giống nhau nhưng có giá trị độ sáng khác nhau. Sau đó, có thể kết hợp các bức ảnh này lại với nhau thông qua một phần mềm chỉnh sửa ảnh để tạo ra bức ảnh sử dụng HDR. 

Đối với các máy ảnh hiện nay trên thị trường đều có đã có chế độ HDR, nó hoạt động giống như bù phơi sáng nhưng tự động chụp các bức ảnh với các giá trị độ sáng khác nhau và kết hợp chúng lại ngay trong máy ảnh mà không cần thông qua một phần mềm nào khác

Tính năng HDR trên máy ảnh

 

Đối với điện thoại, tính năng “Smart HDR” đang được các nhà sản xuất đưa vào hoạt động và quảng bá rầm rộ. Tính năng này cho phép người dùng chọn chế độ HDR để cho ra những bức ảnh sắc nét hơn. Cũng giống như các máy ảnh kỹ thuật, ở trên điện thoại cũng sẽ chụp nhiều bức ảnh  với độ sáng khác nhau để tạo nên bức ảnh HDR trên điện thoại. Toàn bộ quá trình diễn ra hết sức nhanh chóng và tự động. 

Khi nào nên sử dụng HDR?

Mặc dù HDR mang đến nhiều lợi ích giúp bạn cho ra được những  bức ảnh đẹp hơn nhưng bạn cũng cần phải lưu ý không phải lúc nào cũng nên sử dụng HDR, điều này sẽ khiến bức ảnh của trở nên mất tự nhiên và không chân thực.

Ảnh chụp HDR

 Nên sử dụng HDR trong trường hợp:

Môi trường có nhiều ánh sáng phức tạp: Đối với trường hợp khi bạn chụp ảnh trong một môi trường có nhiều nguồn ánh sáng khác nhau sẽ gây nên nhiễu loạn ảnh. Vậy nên, chụp ảnh với HDR sẽ giúp cân bằng các bóng đỏ và làm nổi bật chủ thể. 

Môi trường phong cảnh và ngược sáng: Chụp ảnh HDR sẽ giúp bức ảnh sống động hơn và hạn chế hiện tượng chênh sáng mạnh khi chụp ngoài trời. Đối với những bức ảnh phong cảnh đa phần sẽ có sự tương phản về màu sắc khá tốt. 

Môi trường chủ thể, hậu cảnh quá sáng: Đối với môi trường này, khi bạn bật chế độ HDR sẽ giúp làm giảm đi độ sáng của hậu cảnh và độ độ sáng của chủ thể trong bức hình. 

Môi trường thiếu sáng: Sử dụng chế độ HDR trong môi trường thiếu sáng sẽ giúp bức ảnh có được độ sáng tự nhiên, các chi tiết sẽ không bị mờ mà sẽ trở nên sắc nét nhất. 

Không nên sử dụng HDR trong trường hợp:

Môi trường có nhiều vật thể di chuyển: Ở trong môi trường này, nếu bạn sử dụng chế độ chụp ảnh HDR sẽ xảy ra hiện tượng ghosting vì chủ thể sẽ lệch nhau trong mỗi ảnh của chuỗi ảnh HDR.

Môi trường có nhiều màu sắc rực rỡ: Chụp ảnh HDR trong trường hợp có quá nhiều màu sắc rực rỡ sẽ khiến màu của bức ảnh thay đổi so với màu sắc ban đầu và thường có xu hướng khiến màu của bức ảnh trở nên gắt và gây nhức mắt. 

Môi trường có đèn Flash: Chụp ảnh HDR với Flash sẽ khiến bức ảnh trở nên dư sáng dẫn tới hiện tượng cháy sáng. 

Cảnh có độ tương phản cao: Đối với những cảnh có độ tương phản cao, khi bạn sử dụng HDR sẽ làm giảm đi độ tương phản, khiến hiệu ứng không còn rõ rệt như ban đầu. 

Cách tạo ảnh HDR

Ổn định máy ảnh

Việc ổn định máy ảnh rất quan trọng trong quá trình chụp ảnh HDR bởi nếu máy ảnh rung sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của bức ảnh. Vì vậy, bạn nen cố định máy ảnh của mình vào chân máy trước khi chụp. 

Ổn định máy ảnh khi chụp ảnh HDR

Thông số phơi sáng

Với chế độ HDR, bạn có thể tăng dải động ở một trong hai vùng sáng hoặc vùng tối hoặc cả hai. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng tất cả hình ảnh có độ sáng khác nhau hoặc có thể không sử dụng, điều này sẽ tùy vào ngụ ý mà bạn muốn gửi gắm trong bức ảnh nhưng tốt nhất bạn nên làm cho bức ảnh ở giữa được phơi sáng với những điểm nổi bật. 

Thông số phơi sáng

Hợp nhất các hình ảnh

Các phần mềm bạn có thể tham khảo có thể dùng để chỉnh sửa hình ảnh có khung phơi sáng là Photomatix và Photoshop. Để thực hiện hợp nhất ảnh trong Photoshop: Chọn File -> Automate -> Merge to HDR Pro. 

Hợp nhất hình ảnh HDR

Chỉnh hiệu ứng

Quá trình chỉnh sửa ảnh HDR rất đơn giản. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý một số điều, nếu lúc chụp bạn chọn +3EV, việc hợp nhất hình ảnh sẽ tạo hiệu ứng quá mạnh. Để khắc phục điều này, bạn có thể thử bỏ một số hình ảnh trong chuỗi hoặc giảm độ bão hòa,.. và chỉnh sửa cho đến khi thu được bức ảnh HDR ưng ý. 

Chỉnh hiệu ứng khi chụp ảnh HDR

Trên đây là bài viết tổng hợp thông tin của Eventus về chế độ chụp ảnh HDR. Mong rằng, qua bài viết này sẽ là nguồn thông tin hữu ích giúp bạn có thể nắm được HDR là gì và cách tạo ảnh HDR mà bạn nên biết.